Work

Ngành điện Việt Nam – có còn độc quyền?!?!

Ngành điện Việt Nam – có còn độc quyền???

Từ trước những năm 1990, hầu hết các đơn vị kinh doanh điện trên thế giới đều là ngành công nghiệp độc quyền bởi một số tập đoàn nhà nước hoặc một số đơn vị tư nhân hoạt động theo chu trình kép, tích hợp dọc. Tức là: tất cả các khâu phát điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ đều do một đơn vị duy nhất độc quyền thực hiện. Mô hình này được hình thành, duy trì dựa trên những đặc trưng riêng của sản phẩm “điện năng”. Về lý thuyết, mô hình này giảm thiểu nhiều chi phí, nhất là chi phí giao dịch, tối ưu chi phí đầu tư, quản lý kỹ thuật, vận hành, sửa chữa… đảm bảo đồng nhất chất lượng trong quá trình đầu tư, quản lý kỹ thuật… Tuy nhiên, mô hình này vướng phải nhiều trở ngại trong quá trình phát triển, trong đó ngành điện Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Ngành điện Việt Nam – có còn độc quyền???

Đến năm 1995, mặc dù nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng tăng, nhưng vẫn còn khoảng 50% dân số VN vẫn chưa tiếp cận điện năng do nguồn cung vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, cơ chế độc quyền dần trở nên lạc hậu khi thế giới đang dần chuyển sang thị trường cạnh tranh. Quá trình này diễn ra dưới tác động của sự tiến bộ công nghệ, sự thay đổi về quan điểm, điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng điện năng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Luật Điện lực được Quốc hội VN thông qua năm 2004 (hiệu chỉnh, bổ sung năm 2012) trở thành nền tảng cho lộ trình phát triển thị trường ngành điện: “Xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực. Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.”

Các cơ chế, chính sách về sắp xếp, cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung và sắp xếp, cơ cấu lại ngành điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng cũng tạo cơ sở pháp lý cho cải cách độc quyền nhà nước trong ngành điện.

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến 31/12/2016, cơ cấu thị trường hóa ngành sản xuất điện (khâu 1) có xu hướng tăng.

Chủ sở hữu

Năm 2013 Năm 2016
Công suất % Công suất

%

Tập đoàn Điện lực Việt Nam 18.569 60,69 25.884 61,4
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 3.560 11,64 4.435 10,5
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng 1.545 5,05 1.785 4,2
BOT và các nhà đầu tư khác 6.923 22,62 10.031 23,9

Như vậy, theo số liệu 2017 thì ở khâu sản xuất, Ngành điện Việt Nam cũng đang dần thoát khỏi cơ chế độc quyền. Lộ trình vẫn còn dài cho công cuộc đổi mới.

Viết lại theo ciem.org.vn

…còn tiếp…